Xe đạp điện có phải đăng ký không?
Xe đạp điện là phương tiện thô sơ nên không cần đăng ký và làm biển số
Xe được phân loại vào xe đạp điện phải có các đặc điểm như: có bàn đạp, có hộp xích và vận hành bằng cách sử dụng cơ cấu đạp chân, có hệ thống dẫn động lực từ bàn đạp đến bánh xe. Xe đạp điện sẽ không phải đăng ký và làm biển số khi lưu thông trên đường vì được phân vào đối tượng xe thô sơ. Việc phân biệt các loại xe điện theo quy chuẩn của Bộ Giao thông vận tải như sau:
- Xe đạp điện: Là những mẫu xe có bàn đạp, có vận tốc tối đa không quá 25km/h, công suất động cơ không quá 250W và khối lượng xe không lớn hơn 40kg.
- Xe máy điện: Là những mẫu xe điện có thiết kế 2 bánh với vận tốc tối đa không quá 50km/h, công suất động cơ không quá 4kW.
- Xe mô tô điện: Mẫu xe điện có vận tốc tối đa lớn hơn 50km/h và công suất của động cơ điện lớn hơn 4kW.
Xe máy điện có phải đăng ký không?
Xe máy điện và mô tô điện được quy định là phải đăng ký và gắn biển số
Đối với xe điện và xe mô tô điện, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “xe máy điện là phương tiện xe cơ giới khi tham gia giao thông phải có đăng ký và gắn biển số”. Việc quy định về đăng ký và cấp biển số xe máy điện được thực hiện theo luật giao đông đường bộ ban hành theo thông tư 06/2009/TT-BCA ngày 11/3/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009.
Theo Thông tư 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010; nay là Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 4/4/2014 quy định về việc đăng ký, cấp biển số xe máy điện đã ban hành và thực hiện từ trước, không có điều khoản nào mới điều chỉnh.
Như vậy, xe máy điện phải đăng ký, gắn biển số khi tham gia giao thông là thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và đã được thực hiện từ ngày 01/7/2009 đến nay, không phải đến ngày 01/6/2014 Bộ Công an mới quy định phải đăng ký cho xe máy điện và xe mô tô điện.
Mô tô và xe máy điện không có giấy tờ và biển số sẽ bị phạt nặng, cụ thể:
Bắt đầu từ 1/7/2016, xe mô tô điện, xe máy điện không đăng ký sẽ bị xử phạt tiền từ 300-400 nghìn đồng đồng theo quy định tại khoản 3, Điều 17, Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
- Bắt đầu từ 1/8/2016, mô tô điện và xe máy điện không đăng ký sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP (thay thế cho Nghị định cũ 171/2013/NĐ-CP ) với mức phạt không thay đổi, vẫn là từ 300-400 nghìn đồng.
Thủ tục đăng ký biển số xe máy điện như thế nào?
Đăng ký biển số xe máy điện
Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 quy định về việc đăng ký biển số xe máy điện như sau:
Hồ sơ đăng ký xe máy điện được quy định theo Mục A (chương II) của Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 quy định về đăng ký xe thì Hồ sơ đăng ký xe máy điện bao gồm:
- Giấy khai đăng ký xe máy điện có điền đầy đủ các thông tin liên quan như: tên chủ xe, địa chỉ, số CMND, nhãn hiệu xe, số loại, loại xe, số máy, số khung... theo mẫu có sẵn mua tại cơ quan đăng ký xe.
- Giấy tờ tùy thân của chủ xe bao gồm: Chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu thường trú. Nếu không có chứng minh thư hoặc mất chứng minh thì cần phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị đang công tác. Với học sinh sinh viên thì phải có thẻ học sinh hoặc thẻ sinh viên do nhà trường cấp hoặc giấy giới thiệu của nhà trường.
- Giấy tờ phương tiện bao gồm: chứng từ, hóa đơn mua xe, tờ khai lệ phí trước bạ, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, giấy đăng kiểm xe.
Lệ phí đăng ký xe máy điện:
Khi nộp lệ phí đăng ký xe máy điện bạn cần nộp tại các cơ quan thuế của quận, huyện nơi đăng ký xe. Mức phí trước bạ đối với xe máy điện là 2% giá trị xe tương tự như phí đăng ký xe máy, đối với các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tỉnh và thị xã có UBND tỉnh đóng trụ sở tại đó sẽ chịu mức phí đăng ký xe máy điện là 5% giá trị xe. Mức phí đăng ký lần 2 sẽ giảm xuống còn 1% giá trị xe. Ví dụ, xe máy điện của bạn có giá trị mua mới niêm yết là 15-20 triệu đồng thì bạn phải đóng phí trước bạ từ 300-400 nghìn đồng, nếu ở các thành phố thì mức phí trước bạ bạn phải nộp là khoảng 750.000- 1 triệu đồng.
Địa điểm đăng ký xe máy điện:
Đăng ký xe máy điện tại phòng cảnh sát giao thông quận huyện
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với xe của cá nhân, tổ chức trong nước có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương).
- Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với xe của tổ chức, cá nhân người nước ngoài).
Các bước tiến hành đăng ký biển số xe máy điện như sau:
Bước 1: Mang hóa đơn VAT mua xe máy điện và chứng minh nhân dân đến chi cục thuế quận/huyện nơi sinh sống để nộp phí trước bạ cho xe. Mức thuế phải nộp đối với hóa đơn VAT dưới 10 triệu đồng là 400 nghìn đồng, hóa đơn VAT trên 10 triệu đồng thì phí trước bạ là 600 nghìn đồng. Sau khi nộp thuế trước bạ cho xe máy điện bạn sẽ nhận được giấy xác nhận nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước và tiến hành đăng ký biển số xe máy điện.
Bước 2: Sau khi nộp thuế trước bạ đăng ký biển số xe bạn sẽ được nhận bộ hồ sơ đăng ký biển xe máy điện, bạn hoàn thành tất cả thông tin theo mẫu sẵn có.
Bước 3: Mang hồ sơ bao gồm: giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước, hồ sơ xe bao gồm cả giấy đăng ký biển số xe điện, chứng minh nhân dân và hộ khẩu, giấy đăng kiểm xe đến cơ quan cảnh sát giao thông để đăng ký biển số xe điện. Mức phí biển số xe điện là 550 nghìn đồng và hoàn thành quy trình đăng ký biển số xe.
Một số lưu ý khi đăng ký xe máy điện:
- Mua xe tại những địa chỉ uy tín, đảm bảo xe chất lượng và chính hãng và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng.
- Khi mua xe máy điện mới xong cần tiến hành đến đăng ký và nộp lệ phí đầy đủ tại các cơ quan có thẩm quyền để xe lăn bánh hợp pháp trên đường.
- Trong quá trình sử dụng xe máy điện bạn cần tuân thủ các quy định của Luật giao thông hiện hành.
Như vậy, có thể thấy rằng việc đăng ký xe máy điện không hề phức tạp, mong rằng với những thông tin trên bạn sẽ không còn phải thắc mắc liệu xe đạp điện xe máy điện có cần đăng ký biển số không và các bước đăng ký thực hiện như thế nào. Đừng quên theo dõi những tin tức mới nhất của chúng tôi để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích bạn nhé!
Tham khảo về đặc điểm và giá thành các loại xe đạp điện, xe máy điện tại OSAKAR